Dịch vụ cho thuê phòng hội thảo uy tín, chất lượng cam kết làm hài lòng tất cả các quý khách hàng

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 25T2 - N05, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, HN

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Hàng loạt doanh nghiệp "chết lâm sàng", giới bất động sản đang "lâm nguy"?

Thị trường gần như “đóng băng", 800 sàn giao dịch bất động sản đóng cửa
Đó là những số liệu đáng chú ý về thị trường bất động sản thời đại dịch Covid-19 được ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết.
Cụ thể, đã có đến 800 sàn giao dịch bất động sản trong tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trong cả nước phải ngừng hoạt động. 
Nếu tình hình thị trường bất động sản quý 1/2020, ông Lê Hoàng Châu cho biết: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cả nước có khoảng 53.000 sản phẩm bất động sản được chào bán ra thị trường (bao gồm sản phẩm mới và hàng tồn kho), nhưng tỷ lệ tiêu thụ được chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Đối với phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel), chỉ có hơn 41.000 sản phẩm đưa vào sử dụng, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số 139.281 sản phẩm được đầu tư xây dựng.
Thạch Thất báo cáo Hà Nội 2 dự án đô thị 500ha, nơi vừa xảy ra "sốt" đất
UBND huyện Thạch Thất đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn huyện này.
Theo huyện này, vào ngày 18/3/2020, một tập đoàn bất động sản lớn đã có văn bản đề xuất UBND huyện được đầu tư xây dựng 2 dự án khu đô thị có quy mô 200ha và 300ha thuộc địa phận huyện Thạch Thất.

Hàng loạt doanh nghiệp chết lâm sàng, giới bất động sản đang lâm nguy? - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Hàng trăm nhà đầu tư đổ xô đến Thạch Thất, Hà Nội lướt sóng đất.
Lãnh đạo huyện Thạch Thất khẳng định, nếu dự án được cấp có thẩm quyền chấp thuận, UBND huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội vừa qua xôn xao, tấp nập cảnh mua bán đất giữa những ngày đại dịch. Sau khi chính quyền vào cuộc, cảnh báo, đám đông mới giải tán.
Thời “đại dịch", đừng vội vàng xuống tiền mua nhà chỉ vì lời rao cắt lỗ
Đại dịch Covid-19 đang tác động lớn tới thị trường bất động sản. Doanh nghiệp buộc phải tạm hoãn lại các hoạt động mở bán dự án để tránh tụ tập đông người.
Nhiều nơi xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ . Có nên mua nhà thời điểm này là câu hỏi của rất nhiều người. Trả lời câu hỏi này, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, thời điểm này nếu nhà đầu tư đã đủ tự tin với dự án mình tìm hiểu và đánh giá có triển vọng về dài hạn thì có thể đưa ra quyết định đầu tư vì giá bán có thể hợp lý hơn trước đây do có các khuyến mãi, ưu đãi thúc đẩy bán hàng giai đoạn này.

Hàng loạt doanh nghiệp chết lâm sàng, giới bất động sản đang lâm nguy? - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Lời rao bán giảm giá chung cư lên tới hàng trăm triệu/căn vì đại dịch.
"Còn nếu chưa dành đủ thời gian cần thiết mà chỉ thấy giá hợp lý thì chưa nên quyết định bởi còn cần khảo sát đánh giá dự án. Trong khi đó đây là những việc không an toàn và hợp lý để làm trong thời gian Covid-19 diễn biến phức tạp", bà Hằng nói.
Thị trường bất động sản: Lắm cảnh éo le, bao giờ mới bớt u ám?
Đối với phân khúc căn hộ, đại diện DKRA cho rằng, sức cầu chung của thị trường có thể tiếp tục duy trì xu hướng giảm. Ở phân khúc khác như nhà đất, condotel cũng tương tự.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu tháng 5, tháng 6, Việt Nam ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh thì thị trường sẽ có những động thái thức tỉnh và có sự khởi động.
Một số ý kiến lại cho rằng, phải mất từ 1 đến 2 quý để thị trường phục hồi sau dịch. Ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, thị trường vẫn cần rất nhiều yếu tố hỗ trợ để có thể tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Dịch Covid-19 đã gây tác động tiêu cực lên kinh tế, tài chính của rất nhiều đối tượng, từ người mua nhà đến dân đầu tư.
Thiệt hại từ tài chính sẽ khiến nhà đầu tư chưa thể quay trở lại ngay với thị trường. Chính vì vậy, ít nhiều cũng phải mất một khoảng thời gian để nhà đầu tư bất động sản phục hồi.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Thủ đô Hà Nội vì mục đích quốc phòng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/25.000
Đây là phần Quy hoạch sử dụng đất tại dự án đầu tư xây dựng vị trí đóng quân mới và Thao trường huấn luyện cho Trung đoàn Bộ binh 692 thuộc Sư đoàn Bộ binh 301 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Mục tiêu điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất quốc phòng an ninh trên địa bàn Thành phố Hà Nội để làm cơ sở triển khai dự án đầu tư xây dựng vị trí đóng quân mới và thao trường huấn luyện cho Trung đoàn Bộ binh 692 thuộc Sư đoàn Bộ binh 301 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu?

Nhiều siêu thị lớn cho rằng, do thói quen tiêu dùng của người dân thích thịt tươi nên không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Còn những siêu thị bán nhưng số lượng không đáng kể.


Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu? - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hiếm có ở siêu thị.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị không bán thịt lợn nhập khẩu bởi có bán cũng không có khách mua.
Theo bà Dung, ngay cả tình huống thiếu thịt trong trường hợp khẩn cấp không đủ thịt tươi bán cho khách hàng, siêu thị cũng lấy nguồn hàng dự trữ là thịt lợn trong nước cấp đông chứ không bán thịt lợn nhập khẩu.
Đại diện siêu thị Big C cho biết, hệ thống Big C miền Bắc không bán thịt lợn đông lạnh nhưng miền Nam có bán và số lượng ít dưới 1%.  Giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn thịt tươi trong nước từ  7-9% nhưng số lượng tiêu thụ thấp. Do thói quen người tiêu dùng nên rổ hàng hoá tại hệ thống siêu thị vẫn tập trung bán thịt lợn tươi sống đến 99%. Hiện, nguồn cung thịt tươi siêu thị dồi dào đảm bảo cho người tiêu dùng trong mùa dịch COVID-19.
Còn đại diện hệ thống siêu thị MM (Mega Market) cho biết, hiện nay, MM đang phân phối các sản phẩm chân lợn, thịt vai, sườn lợn xuất xứ châu Âu, châu Mỹ nhưng số lượng ít, chỉ chiếm 2%, còn lại 98% đều là thịt heo trong nước. Tuy nhiên do thị trường Việt Nam vẫn ưa chuộng thịt lợn tươi nên sản lượng tiêu thụ hàng đông lạnh cũng không đáng kể, thậm chí trong giai đoạn cao điểm vừa qua cũng không có biến động.
"Đối với hàng thực phẩm nhập khẩu nói chung tại MM đều được nhập từ những nhà nhập khẩu uy tín trong nước, hàng hóa có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Canada, Brazil, các nước châu Âu, New Zealand… với chứng từ hồ sơ và kiểm định đầu vào theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó, MM đồng thời lấy mẫu để kiểm soát chất lượng tại các phòng kiểm định độc lập. Mặc dù chiếm số ít nhưng lượng tiêu thụ còn ít hơn bởi thói quen ăn thịt tươi của người Việt Nam”, đại diện siêu thị MM cho biết.
Ngoài ra, vị này cũng cho biết, không chỉ thịt lợn nhập khẩu, các mặt hàng thịt nhâp khẩu khác như: bò, gà cũng có số lượng tiêu thụ ít. “Thậm chí trước khi công bố dịch COVID-19, người dân cũng mua thịt tươi về tích trữ ngăn đá chứ không mua thịt lợn đông lạnh nhập khẩu dù giá rẻ hơn”, vị này nói.
Đại diện hệ thống siêu thị Vimart, Saikamart cho biết, hiện tại chưa bán thịt lợn nhập khẩu do sức mua thịt tươi lớn.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Lao động bị nghỉ việc có thể được hỗ trợ mức cao nhất 1,8 triệu đồng

Ngày 6/4, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền Chính phủ đã gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì COVID-19. Theo tính toán của Chính phủ, gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng (tăng 420 tỷ so với dự kiến ban đầu) dành cho khoảng 20 triệu người thuộc 6 nhóm đối tượng, và sẽ chi trong tháng 4, 5, 6.

Về nguồn vốn của gói này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương 22.000 - 23.000 tỷ lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19.000 - 20.000 tỷ đồng. Số còn lại từ nguồn dự phòng 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... Ngân sách địa phương 13.000 - 14.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư....
Ngoài ra, gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, người lao động dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3.000 tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỷ đồng). Dự kiến trong tuần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về gói hỗ trợ trên.
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người yếu thế trong xã hội, những người có thu nhập thấp, mất việc. Do đó, Nhà nước, với các nguồn lực khác nhau, phải tìm mọi cách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống tối thiểu, không để “đói cơm lạt muối” cũng như dưỡng sức cho người lao động để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối tượng
Hỗ trợ (VND)
Điều kiện bổ sung
Người có công với cách mạng
500.000
Hộ nghèo, cận nghèo
1 triệu
Theo chuẩn quốc gia
Lao động bị nghỉ việc
1,8 triệu
Lao động bị buộc thôi việc
1 triệu/tháng
Chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh
1 triệu/tháng
Doanh thu dưới 100 triệu/năm
Doanh nghiệp có lao động ngừng việc trong 3 tháng
Vay lãi suất 0% trả lương
Vay Ngân hàng Chính sách xã hội không quá 12 tháng
Doanh nghiệp có 50% lao động nghỉ việc
- Dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất
- Nhận 1 triệu đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đào tạo, nâng cao trình độ nghề, nhằm duy trì việc làm cho người lao động trong 3 tháng

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Người Nhật Bản lo ngại Olympic 2020 sẽ bị hoãn lại



Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ 24/7 đến 9/8 tại Nhật Bản. Dù còn hơn 5 tháng nữa sự kiện thể thao lớn nhất thế giới mới diễn ra, nhưng nguy cơ giải đấu này sẽ phải hoãn lại rất cao vì virus corona.

Theo báo giới nước này, Nhật Bản đã xác nhận có 202 trường hợp nhiễm virus corona, chỉ thấp hơn Trung Quốc (hơn 45000 người nhiễm, hơn 1110 người tử vong).

Hiện tại, Nhật Bản chưa xác nhận ca tử vong nào nhưng người dân cũng như quan chức thể thao nước này vẫn tỏ ra khá lo lắng. Trong số 202 người Nhật Bản nhiễm virus corona, có 2 người được sơ tán từ thành phố Vũ Hán.


Sân vận động Tokyo, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc Olympic 2020

Trước bối cảnh dịch corona bùng phát dữ dội, nhiều giải đấu lớn ở Nhật Bản có nguy cơ phải hoãn lại, đặc biệt là Olympic 2020.

Ông Toshiro Muto, Giám đốc Ban tổ chức Tokyo, nói trong cuộc họp của Ủy ban Paralympic: “Chúng tôi vô cùng lo lắng, sự lây lan của virus có thể ảnh hưởng đến Thế vận hội. Tôi hy vọng rằng dịch bệnh có thể được giải quyết nhanh nhất có thể”.

Ngày hôm qua, Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike đã phát biểu trấn an người hâm mộ: “Chúng tôi đang tăng tốc chuẩn bị trong bối cảnh sự kiện chỉ còn khoảng 160 ngày, với nhiệm vụ kiên quyết kiềm chế virus corona mới nếu không muốn phải hối tiếc. Tôi sẽ làm hết sức, phối hợp chặt chẽ với mọi người nhằm khắc phục vấn đề này”.

Trước đó, một nguồn tin từ truyền thông của Đức tiết lộ khả năng Olympic sẽ bị hủy vì đại dịch, nhưng Bộ trưởng Olympic Nhật Bản Seiko Hashimoto cho biết ban tổ chức không có kế hoạch hủy sự kiện dự kiến khai mạc vào ngày 24/7 này.

Thời gian qua, lịch thi đấu của một loạt các môn thể thao chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020 đã bị đảo lộn vì bị hủy hoặc chuyển địa điểm ra khỏi Trung Quốc.

Nhiều vấn đề đã và đang nảy sinh đặt ra cho các nhà tổ chức do dịch virus corona. Từ sắp xếp lại lịch các vòng đấu loại cho Olympic và Paralympic đến việc lo chuẩn bị chỗ ăn ở cho hơn chục ngàn vận động viên, trong đó đặc biệt là số lượng rất lớn đoàn vận động viên đến từ Trung Quốc, rồi tiếp đón cả triệu du khách.

Người Nhật cũng lo ngại virus corona chủng mới sẽ bùng phát tại Olympic 2020, nên đây là chủ đề thảo luận chính của các nhóm phụ trách Thế vận hội từ trung ương đến địa phương Nhật Bản suốt tuần qua.

Đó là những vấn đề mà ngay từ giờ các nhà tổ chức và Ủy ban Olympic phải đau đầu tính trước trong khi không ai có thể lường được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với dịch virus corona.

Olympic 2020 sẽ có 339 nội dung thi đấu trong 33 môn thể thao khác nhau với 11.000 VĐV nam nữ đến từ khắp nơi trên thế giới. Và cũng như các kỳ Olympic lần trước, số VĐV thi đấu cùng các thành viên trong các đội tuyển đến từ Trung Quốc vẫn chiếm số lượng vượt trội so với các quốc gia khác, trong khi Trung Quốc đang là điểm khởi phát và cũng là tâm điểm của đại dịch virus corona.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Những ngành 'miễn nhiễm' với virus Corona

Công ty chứng khoán SSI đã đưa ra Báo cáo “Đánh giá tác động của dịch virus Corona tới các nhóm ngành” để cho nhà đầu tư tham khảo.


Theo SSI, Việt Nam trong những năm qua đã đẩy mạnh kết nối thương mại quốc tế, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu/GDP chiếm tỷ lệ cao (196,6%). Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đến từ các nhà cung ứng quan trọng như Trung Quốc có thể sẽ là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã đóng cửa một số cửa khẩu đến Trung Quốc (ví dụ Lào Cai, Lạng Sơn…) cho đến ngày 8.2 - đồng nghĩa với việc hạn chế giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam ở một mức độ nhất định. Thêm vào đó, Việt Nam đã thực hiện hạn chế cấp thị thực đối với những khách đến từ các khu vực tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus Corona xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và hoạt động du lịch sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi từ những sự kiện nêu trên, ít nhất là trong ngắn hạn. Do vậy GDP quý 1/2020 có thể sẽ găp nhiều thách thức.
SSI đưa ra nhận định nhanh đối với 23 nhóm ngành và các khuyến nghị dựa trên ảnh hưởng của dịch virus Corona. Trong đó, một số ngành bị ảnh hưởng tiêu cực như bán lẻ vì lượt khách mua sắm tại các cửa hàng sẽ giảm do người tiêu dùng hạn chế đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus Corona. Nhưng SSI cũng lưu ý rằng, thói quen tiêu dùng có thể sẽ chuyển từ thương mại truyền thống (chợ truyền thống) sang hình thức thương mại hiện đại và mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tương tự, dệt may, xuất khẩu, sản xuất bia, hàng không, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dầu khí, thủy sản… sẽ bị tác động lớn từ dịch cúm Vũ Hán này.

Trong khi đó, trung tâm phân tích của SSI nhận định nhu cầu đối với sản phẩm sữa có thể không chịu ảnh hưởng từ virus Corona, thậm chí sẽ tăng. Sản phẩm từ sữa được coi là nguồn cung cấp protein và thuận tiện để tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng sẽ hạn chế đến những nơi công cộng và giảm các hoạt động ăn uống bên ngoài.
Đồng thời, nhu cầu đối với bất động sản thương mại không bị ảnh hưởng bởi virus Corona vì hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch để sinh sống trong dài hạn, không liên quan đến sự kiện như bệnh dịch. Hay virus Corona cũng không ảnh hưởng đến các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp. Nhu cầu thuê đất khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhờ vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc.
Hay ngành điện, nước cũng không bị ảnh hưởng tiêu cực vì trong quý 1/2020, các nhà máy nhiệt điện khí sẽ được hưởng lợi từ giá dầu thô sụt giảm (do nhu cầu tiêu thụ dầu thô từ Trung Quốc có thể sẽ giảm) cũng như giá khí thấp hơn (cơ chế giá mua khí NT2 là 46% MFO). Tương tự, dịch cúm Vũ Hán không ảnh hưởng đến ngành nước và nhu cầu ngành nước tăng trưởng ổn định ở mức 7% hằng năm trong khi giá bán lẻ nước sạch bình quân tăng 3-5%/năm.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Năm 2020, nên đầu tư phân khúc bất động sản nào để sinh lời?

Với tính chất là hàng hiếm, không phổ biến, không có nhiều lại mang tới nhiều dòng lợi nhuận nên biệt thự cao cấp là phân khúc được chuyên gia “mách nước” đầu tư trong năm 2020.

Năm 2019 đang qua đi với nhiều biến động trên thị trường bất động sản. Có phân khúc làm mưa làm gió trong năm 2018 bỗng dưng chững lại, có những phân khúc “kén khách” như biệt thự cao cấp lại “nổi lên” vì mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư.
Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua. Từ đó, nhiều thành phần kinh tế của Việt Nam kinh doanh có hiệu quả, xuất hiện thêm nhiều người có thu nhập cao. Cho nên, rất nhiều người tìm kiếm một kênh đầu tư có hiệu quả.
Nếu so với các kênh đầu tư truyền thống khác như vàng, chứng khoán hay ngoại tệ, thì bất động sản là kênh đầu tư có hiệu quả nhất, mang lại lợi ích lớn nhất.
Thứ hai, nhu cầu đầu tư bất động sản đang rất lớn, nhưng thị trường lại chưa thể đáp ứng được vì cung vẫn thấp hơn cầu.
Đặc biệt, trong năm 2019, thị trường bất động sản Việt Nam có phần chững lại do nhiều địa phương đẩy mạnh công tác rà soát, thanh kiểm tra nhiều dự án bất động sản, khiến nguồn cung bị thiếu trầm trọng.
Một số địa phương thực hiện quá trình này khá chậm như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Đặc biệt, TP.HCM không có dự án bất động sản mới nào được phê duyệt.
Cũng chính vì nguồn cung hạn chế nhưng nhu cầu lại tăng cao nên thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2020 chắc chắn sẽ có nhiều tín hiệu tốt.

Biệt thự cao cấp "kén khách" nhưng hấp dẫn nhà đầu tư
Cũng giống như thị trường bất động sản nói chung, hiện nay, tại Việt Nam, nhóm khách hàng có thu nhập cao đang tăng lên rất nhanh. Đặc biệt, Việt Nam có tỷ lệ người giàu tăng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đối với nhóm khách hàng này, nhà không chỉ đơn thuần là nơi để ở và họ yêu cầu chất lượng cuộc sống phải cao hơn. Nhóm khách hàng này tại Hà Nội và TP.HCM là rất lớn và nhu cầu mua các căn biệt thự cao cấp, sang trọng cũng tăng nhiệt qua từng năm.
Ngược lại với nhu cầu rất lớn từ người dân và các nhà đầu tư, thì nguồn cung ra thị trường lại nhỏ giọt. Bởi vì, phân khúc biệt thự cao cấp là sản phẩm “hiếm”.
Phân khúc biệt thự cao cấp “hiếm” bởi đã không còn nhiều quỹ đất phát triển trong trung tâm thành phố.
Chỉ một số khu vực ven đô có thể làm được các dự án này. Ví dụ, tại Hà Nội có khu vực Thanh Trì, Quốc Oai, Thạch Thất,... TP.HCM thì có khu Gò Vấp, Q.12,...
Có thể nói, thị trường bất động sản Việt Nam có đặc điểm rất lạ là tăng giá theo thời gian. Bởi vì, thị trường nói chung và phân khúc biệt thự cao cấp nói riêng không có sản phẩm dư thừa, dự án xong đến đâu là bán hết đến đó. Vì vậy, việc đầu tư bất động sản rất hiếm khi bị lỗ.
Bên cạnh nhóm đầu tư này, vẫn còn nhóm nhà đầu tư mua để cho thuê. Trong quá trình cho thuê, nhà đầu tư vẫn có thể chờ đợi giá đất tăng để bán. Đây là xu hướng đầu tư đang được ưa chuộng, nhà đầu tư có thể ăn 2 dòng lợi nhuận.

Cẩn trọng khi lựa chọn dự án đầu tư
Có hai đối tượng khách hàng có đủ năng lực tham gia vào phân khúc bất động sản cao cấp. Một là nhóm khách hàng mua để ở.
Hai là nhóm người vác vốn đi đầu tư. Trong nhóm nhà đầu tư lại chia làm hai nhóm nhỏ khác là nhóm đầu tư chờ tăng giá và nhóm cho thuê.
Có thể nói, thị trường bất động sản Việt Nam có đặc điểm rất lạ là tăng giá theo thời gian. Bởi vì, thị trường nói chung và phân khúc biệt thự cao cấp nói riêng không có sản phẩm dư thừa, dự án xong đến đâu là bán hết đến đó. Vì vậy, việc đầu tư bất động sản rất hiếm khi bị lỗ.
Bên cạnh nhóm đầu tư này, vẫn còn nhóm nhà đầu tư mua để cho thuê. Trong quá trình cho thuê, nhà đầu tư vẫn có thể chờ đợi giá đất tăng để bán. Đây là xu hướng đầu tư đang được ưa chuộng, nhà đầu tư có thể ăn 2 dòng lợi nhuận.

Đêm chung kết cuộc thi video "Hà Nội tôi yêu" tại Hội trường Vplace

Ngày 9/10 vừa qua tại Hội trường Vplace - Cơ sở 25t2 Hoàng Đạo Thúy đã diễn ra chương trình Chung kết CUỘC THI VIDEO "HÀ NỘI TÔI YÊU "- Hành trình VÔ CỰC khám phá vẻ đẹp và con người Hà Nội với sự có mặt của gần 100 các bạn sinh viên trường Đại học Xã hội Nhân Văn cùng ban giám khảo là MC Lê Anh, Mr Đặng Thanh Tùng - Nếm TV, Thầy Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học


Đêm chung kết cuộc thi video "Hà Nội tôi yêu" tại Hội trường Vplace

Đêm chung kết cuộc thi video "Hà Nội tôi yêu" tại Hội trường Vplace

 Cuộc thi với gần 30 bài dự thi của các bạn trường Đh Nhân Văn trong đó đã lựa chọn ra được 5 bài dự thi vòng Online Thông qua những video của các bạn dự thi, mọi người sẽ có những trải nghiệm nghệ thuật mới mẻ và một ánh nhìn toàn diện hơn về thành phố Hà Nội. Cuộc thi được diễn ra thành công rực rỡ cùng với sự chuẩn bị kỹ càng của các bạn sinh viên và hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ kỹ thuật hội trường Vplace


Đêm chung kết cuộc thi video "Hà Nội tôi yêu" tại Hội trường Vplace

Đêm chung kết cuộc thi video "Hà Nội tôi yêu" tại Hội trường Vplace


Vplace - Whenever you need


Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tổ chức sự kiện tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0981 808 029
Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969 

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com